Tin Tức

Vị Trí:go88 > Tài xỉu go88 > Từ vụ trường Saigon Star: Tỉnh táo để không phải trả giá

Từ vụ trường Saigon Star: Tỉnh táo để không phải trả giá


Cập Nhật:2024-12-25 16:29    Lượt Xem:164


Từ vụ trường Saigon Star: Tỉnh táo để không phải trả giá

Tài xỉu go88

Gói học phí dài hạn tại trường quốc tế: Tỉnh táo để không phải trả giá - Ảnh 1.

Cơ sở Trường quốc tế Saigon Star tại phường Thạnh Mỹ Lợi (TP Thủ Đức, TP.HCM) sẽ bị cưỡng chế thi hành án vào ngày 26-12 tới đây - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS giáo dục Nguyễn Thị Thu Huyền - cựu hiệu trưởng một trường quốc tế lớn tại TP.HCM - phân tích câu chuyện của các gói học phí trên cả góc độ "bên bán" lẫn "bên mua".

Nên có một cơ chế liên ngành, kết hợp giữa cơ quan giáo dục, kiểm toán, thuế... để yêu cầu trường báo cáo các hoạt động tài chính của mình. Khi có dấu hiệu bất thường, cần sớm đưa ra cảnh báo cho phụ huynh được biết. TS giáo dục Nguyễn Thị Thu HuyềnĐứt gãy dòng tiền

* Vì sao các mô hình gói học phí vẫn có sức hút lớn với nhiều phụ huynh, thưa bà?

Từ vụ trường Saigon Star: tỉnh táo để không phải trả giá - Ảnh 2.Chủ Trường quốc tế Saigon Star đang bị Công an TP.HCM truy tìmĐỌC NGAY

- Một lý do quan trọng là vì rẻ hơn rất nhiều so với đóng từng năm. Ví dụ trong vụ việc tại Trường Saigon Star lần này, nếu phụ huynh đóng một gói học phí trước cho cả 5 năm học, đầu tiên nhà trường sẽ tính bằng mức học phí của năm nay. Ở các trường quốc tế, hầu như qua từng năm học phí đều tăng. Việc được đóng học phí cho cả 3, 4 hay 5 năm sau bằng mức học phí của năm nay, tránh được chuyện tăng học phí hằng năm, đã có lợi. Chưa kể trường còn áp dụng các mức ưu đãi lớn. Ở Saigon Star, nhiều phụ huynh được giảm đến 50% học phí khi đóng trước theo các gói nhiều năm.

Một số trường khác tại TP.HCM còn có thêm lựa chọn gói học phí có hoàn lại, chẳng hạn đóng trước 2-3 tỉ, con được học miễn phí, khi con học xong, phụ huynh nhận lại được toàn bộ hoặc một phần tiền đã đóng. Có trường còn cho phép phụ huynh mua đi bán lại những gói học phí này với nhau.

* Rủi ro của hình thức này phải chăng nằm ở chỗ chủ trường có thể gom tiền rồi biến mất?

- Đó là một rủi ro, D oán X S Cn Th ngày 10 nhưng thực tế không lớn. Cái đáng lo hơn là quản lý dòng tiền của nhà trường. Những gói học phí ưu đãi rất sâu thường là để trường có nhanh nguồn vốn, 90phut vebotv phổ biến để đầu tư cơ sở vật chất. Tuy nhiên, uno min phí chi phí vận hành của trường lại rất lớn mà đôi khi không được tính toán kỹ lưỡng, dẫn đến trường hợp dễ bị mất cân đối nếu có biến cố.

COVID-19 là một ví dụ. Nhiều trường tư thục có những chương trình thu học phí theo gói đã gặp khó khăn về dòng tiền. Bởi lúc đấy trường không thể thu thêm tiền của phụ huynh nhưng chi phí vận hành không giảm, vẫn phải trả đủ tiền mặt bằng, điện nước, lương giáo viên...

Thứ hai, một số trường không giữ cân bằng được số lượng người học đóng học phí bằng gói và học sinh đóng học phí thường niên. Các trường mới thành lập thường rất khó lấp đầy học sinh. Ví dụ, một lớp có thể dạy 25 học sinh nhưng mới tuyển được 17-18 học sinh, họ có thể tung ra các gói học phí để lấp đầy lớp học. Cũng có những trường hợp chính các cổ đông của trường bán riêng những gói học phí của mình cho phụ huynh...

Những điều trên dẫn tới việc số lượng học sinh đóng tiền bằng các gói học phí có thể bị đội lên. Đến một thời điểm đột nhiên nhu cầu tiền mặt tăng cao, phụ huynh sẽ ồ ạt rút, vậy là trường không xoay xở kịp.

Thận trọng các gói giảm "khủng"

* Sở GD-ĐT TP.HCM từng nhiều lần lên tiếng về việc các trường tư thục phải thu học phí đúng quy định, không được thu dài hạn. Nhưng nhiều trường dường như vẫn "phớt lờ" việc này. Theo bà nguyên nhân vì đâu?

- Trên thực tế, tôi nghĩ rất khó để Sở GD-ĐT có thể quản lý bởi có thể nằm ngoài phạm vi của ngành giáo dục. Đó là bởi có nhiều cách để trường và phụ huynh thỏa thuận riêng. Bên đứng ra ký với phụ huynh thường không phải là trường, mà là công ty đại diện cho trường hoặc một công ty bên thứ ba.

Thậm chí chủ trường là người đứng ra giao dịch các gói học phí này trên danh nghĩa cá nhân. Về nguyên tắc, đó là thỏa thuận dân sự giữa các bên nên ngành giáo dục sẽ khó quản lý. Vả lại, mỗi trường tư bản chất là một doanh nghiệp, trước hết họ sẽ ưu tiên làm sao cho họ có thể... "sống" được.

* Vậy thì cần cẩn trọng ra sao với các gói học phí này, thưa bà?

- Thật ra, cũng có một số trường làm tốt, đàng hoàng với các gói học phí. Trường đầu tiên có chương trình bán các gói học phí tại TP.HCM đã có hơn 10 năm trước, đến nay họ đã qua giai đoạn đợt trả lại tiền (theo gói hoàn lại) đầu tiên cho phụ huynh, và mọi chuyện vẫn suôn sẻ. Nếu mọi chuyện tốt đẹp, đó là một hình thức "win - win", học sinh được học với giá rẻ, còn nhà trường có nguồn vốn đầu tư trong giai đoạn ban đầu.

Vấn đề là các gói học phí này phải được quản trị tốt, cân bằng với chi phí vận hành. Ví dụ, chỉ riêng chi phí giáo viên - nhân sự mà một số trường quốc tế bỏ ra thường đã chiếm đến 40% học phí của một học sinh. Đó là chưa kể các chi phí khác như mặt bằng, cơ sở vật chất, trang thiết bị... Vậy là nếu tung ra gói giảm 50% học phí, đồng nghĩa nhà trường phải chịu lỗ. Mức ưu đãi khoảng 25% là hợp lý nhất.

Kế đó, lãnh đạo nhà trường cần cam đoan dùng nguồn tiền thu được từ các gói học phí để tái đầu tư cho hoạt động của trường. Nguồn tiền này không được dùng vào những mục đích kinh doanh khác, vì sẽ rất rủi ro khi việc kinh doanh ấy gặp khó khăn, thất bại.

Đặc biệt, trong những trường hợp cần vốn ngắn hạn, nhà trường nên ưu tiên cân nhắc bán những gói học phí ngắn hạn, chẳng hạn các gói học phí chỉ có thời gian 2-3 năm, thay vì bán các gói đến 12 năm. Do nhìn chung các gói học phí càng lớn, thời gian càng dài, khả năng chịu lỗ và rủi ro càng gia tăng.

Để không còn những vụ như Saigon Star

Phụ huynh không nên quá ham những khoản hời từ gói học phí, nhất là với những gói có tỉ lệ giảm "khủng". Nên nhớ rằng mỗi năm, hầu hết trường tư thục, quốc tế đều phải tăng 7-8% học phí để bù cho các chi phí tăng lương giáo viên, tiền thuê mặt bằng… Vậy mà phụ huynh không những nhận được mức học phí không tăng, mà còn được giảm 50%?